10/1/11

BÀI SỐ 2

Mở đầu : Ở bài số 2 này ta học một số lệnh căn bản đầu tiên .
a. Lệnh vẽ đường thẳng : Line (L) ,có 4 cách vẽ lệnh line (L) :
- Lệnh line (L) với chế độ Orthor ( F8). ( vẽ những đường thẳng // Ox và // Oy ).
- Lệnh line (L) với phương thức nhập tọa độ tương đối .
- Lệnh line (L) với phương thức nhập tọa độ tuyệt đối .
- Lệnh line (L) với phương thức nhập tọa độ cực .
Chúng ta lần lượt đi vào 4 cách vẽ này với  những ví dụ cụ thể , chữ L trong ngoặc đơn chính là chữ viết tắt của lệnh line .

* Lệnh line với chế độ Orthor ( F8). Ở chế độ này chúng ta dùng lệnh line kết hợp với phím F8 trên bàn phím khi đó đường thẳng vẽ ra chỉ có thể // với Ox hoặc //Oy .
ví dụ 1: Vẽ hình vuông với kích thước sau :
* Để vẽ bài tập này ta cần biết cấu trúc của lệnh Line (L):
L sau đó enter.( nhấp chuột phải )
chọn điểm đẩu tiên.( Dùng chuột trái nhấp điểm trên màn hình ).
chọn điểm kế tiếp .
.....
enter (kết thúc lệnh).( nhấp chuột phải )
Các bạn phải ghi nhớ rằng nhấp chuột phải là tương đương với enter đó nha ( Bài học trước )
- Làm ví dụ 1 : Trước tiên ta nhấn phím F8 trên bàn phím để kích hoạt chế độ Orthor.
Tại dòng Command gõ :
1.  L      enter ( nhấp chuột phải ).
2.  Dùng chuột trái nhấp lên màn hình làm việc để chọn điểm đầu tiên .
3.  Kéo chuột hướng sang phải gõ   100          enter ( nhấp chuột phải ).
4.  Kéo chuột hướng lên trên gõ      100          enter ( nhấp chuột phải ).
5.  Kéo chuột hướng sang trái gõ     100          enter ( nhấp chuột phải ).
6.  Kéo chuột hướng xuống dưới gõ 100         enter ( nhấp chuột phải ).
7.  Enter ( nhấp chuột phải ). [ Kết thúc lệnh ]  Hoặc các bạn cũng có thể GỘP bước 6 và bước 7 bằng cách nhấn phím C (Close)  trên bàn phím như hình dưới đây :
Mách nhỏ : Nếu hình trên trang blog của tôi nhỏ quá không xem đuợc các bạn có thể làm như sau :
tay trái nhấn phím Ctrl trên bàn phím tay phải đẩy phím giữa (2) trên chuột để phóng to trang Blog lên cho dễ quan sát hình vẽ .Việc này cũng ứng dụng cho các trang word, excel hay xem hình vv..
**** Chú ý : Ở bài học đầu tiên này các bạn nên lưu ý những vấn đề sau :
1. Tay phải không bao giờ được bỏ chuột ra
2. Nhập lệnh bằng tay trái .
3. Nhấp phải thay cho việc Enter .
4. Kí  tự L là kí tự viết tắt của lệnh Line .
5. Khi chúng ta nhấn C để kết thúc lệnh Line ngay lập tức sẽ có 1 đoạn thẳng nối điểm cuối và điểm đầu tiên lại với nhau .
6. Nếu bạn là người xuất sắc thì bài tập này sẽ được hoàn thành trong 10 giây. :)
7. Làm bài này 10 lần cho thật nhuần nhuyễn để bước qua bài học tiếp theo bạn nhé.


b. - Lệnh line (L) với phương thức nhập tọa độ tương đối .
Trước khi qua phần này ta cần lưu ý cách vẽ lệnh Line kết hợp với Orthor như sau : Muốn bật hay tắt chế độ Orthor ta nhấn phím F8., nếu chữ Orthor thụt xuông như hình vẽ thì có nghĩa chế độ Orthor đã được kích hoạt.

Các bạn nhấn phím F8 và thử quan sát nhé.

* Tọa độ tương đối  :
- Là tọa độ lấy điểm liền trước nó làm gốc tọa độ .
- Và có cấu trúc như sau : @a,b (trong đó a là tọa độ x và b là tọa độ y so với điểm liền trứơc và cách nhau bởi dấu phẩy(,).
Ví dụ 2:  
Vẽ hình có kích thước sau :

- Nếu A là điểm đầu tiên thì :
- B lấy A là gốc tọa độ nên tọa độ B là: @120,0
- C lấy B là gốc tọa độ nên tọa độ C là: @-20,60
- D lấy C là gốc tọa độ nên tọa độ D là: @-80,0
* Làm ví dụ 2 :
Tại dòng Command ta gõ :
1. L      Enter( nhấp chuột phải )
2. Dùng chuột trái chọn 1 điểm bất kì trên mà hình làm điểm A.
3. Gõ @120,0      Nhấp chuột phải .  Ta được điểm  (B)
4. Gõ @-20,60     Nhấp chuột phải . Ta được điểm (C)
5. Gõ @-80,0       Nhấp chuột phải . Ta được điểm (D)
6. Gõ C tại dòng Command để kết thúc lệnh .

c. - Lệnh line (L) với phương thức nhập tọa độ tuyệt đối .
- Tọa độ tuyệt đối là tọa độ nhận nhận biểu tượng tọa độ bên góc trái màn hình làm gốc tọa độ.

- Và có cấu trúc như sau :  a,b (trong đó a là tọa độ x và b là tọa độ y so với gốc tọa độ bên trái màn hình và cách nhau bởi dấu phẩy(,).
- Như vậy tọa độ tuyệt đối khác tọa độ tương đối là không có biểu tượng @ phía trước và chỉ có một gốc tọa độ duy nhất bên trái màn hình .
- Ngoài ra ta phải có tọa điểm xuất phát hay nói cách khác là ta phải có kích thước hình vẽ đầy đủ và phải tự cho tọa độ của 1 điểm trên hình .
Ví dụ 3:  Vẽ lại hình của ví dụ 2 bằng phương pháp tọa độ tuyệt đối.

- Nếu A là điểm đầu tiên để đơn giản ta cho A trùng với gốc tọa độ hay A có tọa độ (0,0) suy ra :
- B có tọa độ  là             (120,0)
- C có tọa độ  là             (100,60)
- D có tọa độ  là             (20,60)
* Làm ví dụ 2 :
Tại dòng Command ta gõ :
1. L              Enter( nhấp chuột phải )
2. Gõ 0,0               Nhấp chuột phải .  Ta được điểm  (A)
3. Gõ 120,0           Nhấp chuột phải .  Ta được điểm  (B)
4. Gõ 100,60         Nhấp chuột phải . Ta được điểm (C)
5. Gõ 20,0             Nhấp chuột phải . Ta được điểm (D)
6. Gõ C tại dòng Command để kết thúc lệnh .
**KẾT LUẬN : Ta thấy phương pháp vẽ tọa độ tuyệt đối khá rườm rà, phải có tọa độ của 1 điểm trước và tọa độ của những điểm còn lại phải dựa trên tọa độ điểm đầu tiên và tọa độ gốc để tính ra , vì vậy phương pháp vẽ theo tọa độ tuyệt đối rất ít khi được dùng nó chỉ dùng khi ta đã biết trước tọa độ của những điểm đã vẽ.


d. - Lệnh line (L) với phương thức nhập tọa độ cực.
- Có cấu trúc như sau : @a<b (trong đó a là khoảng cách của đoạn thẳng cần vẽ và b là gốc so với trục ox và cách nhau bởi dấu ngoặc đơn (<).
- Dấu ngoặc đơn này được tạo ra bằng cách nhấn phím shift và biểu tượng dấu ngoặc đơn nằm trên bàn phím .
Ví dụ 2:  
Vẽ hình có kích thước sau :


 - Phân tích hình vẽ :
+ Đoạn AB có chiều dài 100 và hợp với trục  Ox (có chiều dương hướng từ trái sang phải) một góc 0 độ .
Tọa độ của điểm B là :   @100<0
Đoạn BC có chiều dài là 50 và hợp với AB một gốc là 60 độ,tuy nhiên gốc b chúng ta cần ở đây là gốc BC hợp với trục Ox(Ox có chiều dương hướng từ trái sang phải ) tại B .và gốc này có giá trị là 120 độ ( Chiều dương cùa Gốc trong autocad là ngược chiều kim đồng hồ .Các bạn phải ghi nhớ điều này ).Vậy.
- Tọa độ của điểm C là :   @50<120
Đoạn CD có chiều dài là 50 và //AB độ,tuy nhiên gốc b chúng ta cần ở đây là gốc BC hợp với trục Ox(Ox có chiều dương hướng từ trái sang phải ) tại C .và gốc này có giá trị là 180 độ ( Chiều dương cùa Gốc trong autocad là ngược chiều kim đồng hồ .Các bạn phải ghi nhớ điều này ).Vậy.
Tọa độ của điểm D là :   @50<180
- Tơí đây chúng ta có thể nhấn chữ C trên bàn phím để nối điểm đầu A và điểm cuối D lại với nhau hoặc dùng chuột pick chọn điểm A để nối D và A lại với nhau hoặc dùng tọa đô tương đối theo hướng dẫn sau :
- Đoạn DA có chiều dài là 50 và hợp với BA một gốc là 60 độ,tuy nhiên gốc b chúng ta cần ở đây là gốc DA hợp với trục Ox(Ox có chiều dương hướng từ trái sang phải ) tại D .và gốc này có giá trị là 240 độ hoạc là -120 độ ( Chiều dương cùa Gốc trong autocad là ngược chiều kim đồng hồ .Các bạn phải ghi nhớ điều này ).Vậy.
Tọa độ của điểm A là :   @50<240 hoặc  @50<-120.

Thân chào.

14 nhận xét:

akarui nói...

Chào bạn mình mới học cad được vài hôm, tự học một mình thật khó. Qua 2 bài học bổ ích của bạn mình đã học được rất nhiều. Cám ơn bạn nhiều. Nhưng sao bạn không dăng bài tiếp mình chờ bài tiếp theo của bạn

Nặc danh nói...

Minh thay bai nay hay va minh that su thich do.Rat bo ich. like.Thanks

Nặc danh nói...

cam on ban.Bai viet rat hay.Like manh

Devlin nói...

Sao mình nhập 100 nó ra cái line dài quá? Làm sao chọn lại đơn vị hiển thị?

tuhocautocad nói...

Chào bạn Linh thân!
đúng là khi mở autocad lần đầu tiên mà mình vẽ đoạn thẳng dài 100 thì nó sẽ choáng hết cả màn hình rất khó chịu vì autocad tự măc định hiểu rằng đây là đoạn thẳng dài nhất.
Bạn có thể khắc phục bằng cách như sau
Khi vừa mới bật autocad bạn vẽ luôn đoạn thẳng dài 1000 luôn. Sau đó bạn nhấn phím chuột giữa hai lần(double click) để đoạn thẳng dài 1000 này hiển thị ra giữa màn hình.sau đó xóa đoạn 1000 vừa vẽ đi
Bây giờ bạn vẽ đoạn thẳng dài 100 nó sẽ không còn choáng màn hình nữa.
Thân chào!

Unknown nói...

mình mới crack autocad xong, đang tập tành = bài viết của bạn nè.
Cám ơn bạn đã bỏ thời gian ra viết bài hướng dẫn :D

Unknown nói...

mình mới học được 2 ngày, đnag tập vẽ line tuyệt đối mà máy cứ tự động thêm @ thanh vẽ tương đối, mọi người chỉ giúp với

tuhocautocad nói...

Để chuyển sang chế độ vẽ tuyệt đối bạn di chuyển chuột xuống đáy màn hình Autoccad tìm nút DYN (Dynamic input ) và tắt chế độ này đi là xong hen.
- Tắt bằng cách nhấp vào nút này, hoặc nhấn F12 trên bàn phím
- Ở chế độ tắt nút này sẽ trồi lên, còn khi ở trạng thái kích hoạt nó sẽ chìm xuống như trường hợp của bạn
* Lưu ý: Khi ở trạng thái kích hoạt (DYN chìm xuông) thì ở chế độ tọa độ tương đối ta không phải nhâp @ cho tọa độ nữa, máy sẽ tự động hiểu là tọa độ tương đối rồi.

Thân chào
Lê Hoàng Duy.

05:23 Ngày 26 tháng 4 năm 2013

Nặc danh nói...

Cám ơn LHD, Duy cho minh hoi làm thể nào đẻ thay đôi cách nhập hệ tọa độ cwcj điểm sang hệ tương đối. May của mình chỉ cho nhập hệ tọa độ cực điểm.

tuhocautocad nói...

Mình chưa hiểu ý bạn lắm, nhưng bạn có thể coi lại phần commen bên trên mình nghĩ ý của bạn có thể trùng với ý của bạn Diệu Linh mình đã trả lời ở trên.
Thân chào!

Nặc danh nói...

Dear Duy,
Cám ơn Duy đã hướng dãn lại, vấn đề của mình khi nhập điểm C theo tọa độ tương đối ma Duy hướng dẫn là @,-20,60 nhưng khi nhập may của minh lại nhận giá trị 20 là độ dài cua BC, 60 là độ lớn của góc hợp bởi BC va OX.
Theo minh hiểu máy chỉ cho nhập hệ tọa độ cực điểm, chứ không cho nhập hệ tọa độ tương dối như Duy hướng dẫn.
Minh đang dùng Autocad 2007 nhe.
Rất mong Duy hướng dẫn hộ nhé, minh rất hâm mộ các bài viết hướng dẫn của Duy, rất trực quan, dễ hiểu.

tuhocautocad nói...

Chào bạn,
Mình tin rằng khi bạn tắt chế độ DYN như phần hướng dẫn cho bạn Diệu Linh thì sẽ không còn xảy ra hiện tượng trên nữa.
Hãy làm thử hen, có gì commen cho mình.
Thân chào.

Nặc danh nói...

Dear Duy,
Cám ơn Duy, mình đã thực hiện được - Rất tuyệt vời, Chúc Duy mạnh khỏe và luôn Post bài hướng đẫn và chia se với Fan nhé.

tuhocautocad nói...

Chào bạn,
Cám ơn về lời chúc của bạn hen.
còn về phần bài giảng mình rất vui khi nhận được nhận được tin phản hồi của các bạn để trang ngày càng hoàn thiện. :)
Chúc bạn học tốt và commen nhiều nhiều nữa hen. :)

Thân chào!

KHÍ NÉN CƠ BẢN - BÀI SỐ 2